Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Tái cấu trúc ngân hàng cần minh bạch thông tin

Hiện tại, tổng tài sản của khu vực ngân hàng đã hơn 2 lần GDP, vì thế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay cần nhiều nguồn lực và khác so với kinh nghiệm trước đây. 
 
Ông Mameer Coyal, điều phối viên khu vực tài chính và tư nhân của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói: “Tính minh bạch và công bố thông tin là rất quan trọng khi tái cấu trúc, nhưng hiện nay lại rất hạn chế”.
Nhận định của chuyên gia này đưa ra tại hội thảo “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng – kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” do Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức sáng nay (21-12) tại Hà Nội.
Nhận định của chuyên gia này đưa ra tại hội thảo “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng – kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” do Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức sáng nay (21-12) tại Hà Nội.
Ông Coyal cho rằng, sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh, hiện nay chất lượng danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại đang gặp rủi ro.
“Vấn đề là Ngân hàng Nhà nước cần công cụ và năng lực thẩm tra nhằm tìm hiểu rõ tính nghiêm trọng của vấn đề”, ông nhận xét.
Hiện tại, tổng tài sản của khu vực ngân hàng đã hơn 2 lần GDP, vì thế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay cần nhiều nguồn lực và khác so với kinh nghiệm trước đây của Việt Nam, ông nói.
Chuyên gia này cho rằng, khung pháp lý điều tiết hoạt động ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế.
“Việt Nam cần xem lại việc cho phá sản ngân hàng và liên hệ tái cơ cấu ngân hàng với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”, ông Coyal nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn khẳng định một lần nữa, Việt Nam sẽ không để một ngân hàng thương mại nào phá sản khi tiến hành tái cơ cấu kinh tế.
Theo Phó chủ tịch Uỷ ban Hà Huy Tuấn, vốn chủ sở hữu của các tổ chức tính dụng hiện nay đạt 378.630 tỉ đồng, tăng 36 lần so với năm 2000.
Ông cho biết, nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 3,11%, chiếm tới 19,6% vốn chủ sở hữu của toàn ngành. Nợ nhóm 4 (nợ khó đòi) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm gần 10,4% vốn chủ sở hữu của toàn ngành.
Ông Tuấn cho rằng, đang xuất hiện dấu hiệu ngày càng rõ rủi ro liên quan và rủi ro chéo giữa các thị trường bất động sản, chứng khoán, làm rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại.
Một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, các tổ chức tín dụng báo cáo đến cuối tháng 10 vừa qua, nợ xấu của toàn hệ thống là 85.300 tỉ đồng, chiếm 3,39% tổng dư nợ cho nền kinh tế. Như vậy, con số này đã tăng 35.500 tỉ đồng so với cuối năm 2010.
Về các giải pháp cho thời gian tới, ông Tuấn cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thành xử lý dứt điểm nợ xấu, làm sạch bảng cân đối tài sản và phục hồi tình hình thanh khoản mang tính lâu dài.
Ông cũng kiến nghị rằng, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các chính sách nhằm tăng cường tính minh bạch của các tổ chức tính dụng.
ngân hàng habubank

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét