Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Ngân hàng cũng bí đầu ra

Dù các ngân hàng công bố dành hàng nghìn tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho DN, nhưng theo ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB, muốn đẩy mạnh cho vay trong lúc này cũng không dễ. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
Với việc NHNN công bố giảm thêm 1%/năm trần lãi suất huy động trong ngày 11/4 vừa qua, các nhà băng tiếp tục công bố dành hàng nghìn tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho DN. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB, muốn đẩy mạnh cho vay trong lúc này cũng không dễ. Nguyên nhân không chỉ vì DN ngại lãi suất còn cao, mà còn do nhiều khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện để được cấp vốn. ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Tuấn về xu hướng lãi suất cũng như tăng trưởng tín dụng thời gian tới.

Quyết định giảm trần lãi suất huy động nhằm giúp ngân hàng có thêm điều kiện giảm lãi vay, chia sẻ khó khăn với DN. Nhưng theo ông, việc điều chỉnh như vậy có quá nhanh và ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng?

Về nguyên tắc, điều chỉnh chính sách tiền tệ thì thắt cũng không nên quá nhanh và ngược lại, nới cũng không quá vội. Tuy nhiên, theo tôi, việc điều chỉnh trần lãi suất huy động giảm 1%/năm sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc cắt giảm lãi suất đầu ra. Còn với tình hình huy động vốn, không phải đến thời điểm này mới có sự cạnh tranh gay gắt.


Trên thực tế, hiện nguồn vốn của nhiều ngân hàng, trong đó có cả ngân hàng chúng tôi cũng rất dồi dào. Tiền thừa, song ngân hàng không dễ cho vay ra. Dư nợ tín dụng của toàn ngành đã liên tục giảm trong 3 tháng đầu năm. Riêng tại OCB, tín dụng trong quý I âm 2%. Trong khi đó, tăng trưởng huy động đạt khoảng 5%.


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đâu, thưa ông? Có phải vì áp lực lãi suất còn cao?

Trước bối cảnh thị trường còn khó khăn thì áp lực lãi suất hiện nay cũng là một trong những rào cản đối với DN trong việc tiếp cận vốn vay để mở rộng sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, so với đầu năm, mặt bằng lãi suất cho vay hiện đã giảm đáng kể. Nguyên nhân sâu xa khiến tín dụng khó tăng trưởng trong lúc này không chỉ vì nhu cầu vốn của DN thấp mà bản thân các ngân hàng cũng không dám đẩy mạnh vốn cho vay ra. Nếu không chọn lọc kỹ khách hàng để cho vay, rủi ro nợ xấu sẽ gia tăng. Đồng thời, với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nhận được trong năm nay thấp hơn năm trước cũng sẽ là thước đo trong phát triển hoạt động cho vay của các ngân hàng.


Vì sao trần lãi suất giảm thêm 1%/năm, nhưng lãi suất cho vay vẫn khó có thể kỳ vọng giảm sâu hơn để đáp ứng nhu cầu của DN trong bối cảnh hiện nay?

Sở dĩ lãi suất cho vay giảm chậm là vì cần có độ trễ cho các ngân hàng tiêu thụ hết các khoản vốn huy động lãi suất cao trước đó. Mặt khác, để có thể giảm được lãi suất cho vay, đòi hỏi phải có nguồn đầu vào với chi phí hợp lý. Nhưng với diễn biến thị trường hiện nay, khi các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt để thu hút vốn và trần lãi suất huy động vẫn ở mức 12%/năm thì ngân hàng chưa thể mạnh tay cắt giảm lãi suất đầu ra.


Thực tế, lãi suất cho vay đối với tiền đồng đã và đang được điều chỉnh theo xu hướng giảm dần. Song trước mắt, vốn ưu đãi lãi suất chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu của các DN, chứ chưa thể áp dụng phổ biến cho tất cả khách hàng.


NHNN vừa cho phép mở van tín dụng cả với lĩnh vực không khuyến khích (bất động sản, chứng khoán), theo ông, đó có là cơ hội cho ngân hàng trong phát triển tín dụng?

Đây cũng là cơ hội cho ngân hàng phát triển tín dụng, nhất là với lĩnh vực bất động sản tiêu dùng (cá nhân vay mua, sửa chửa nhà trả góp), vì nhu cầu thực tế của thị trường rất lớn. Tuy nhiên, việc kiểm soát tăng dư nợ tín dụng ở lĩnh vực không khuyến khích tỷ lệ dưới 16% tổng dư nợ vẫn là khó khăn cho các ngân hàng khi triển khai cho vay bất động sản.


Vì thế, việc NHNN cho phép tăng trưởng dư nợ bất động sản chỉ tạo điều kiện tốt cho ngân hàng còn “room” tăng trưởng dư nợ ở lĩnh vực phi sản xuất. Đối với OCB, đến thời điểm này chỉ mới sử dụng được khoảng 10% nên sẽ tiếp tục hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân có nhu cầu mua, sửa nhà cũng như vay tiêu dùng.


Xin cho biết nhận định của ông về tín dụng cũng như lãi suất trong thời gian tới?
Khả năng tăng trưởng dư nợ tín dụng sẽ dần được cải thiện kể từ quý này và sau đó tăng lên trong những tháng cuối năm khi mùa kinh doanh cao điểm của DN diễn ra. Mặt bằng lãi suất cho vay trong thời gian nói trên cũng từng bước điều chỉnh dần theo xu hướng trần lãi suất huy động được dự báo giảm 1% trong mỗi quý. Thế nhưng, điều khiến các ngân hàng tỏ ra thận trọng hiện nay đó chính là xu hướng nợ xấu gia tăng khi tình hình kinh doanh của DN còn gặp nhiều khó khăn.
 

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Ngân hàng: Ai cứu, cứu ai?

Nợ cũ khó thu hồi, vốn mới không giải ngân được, các ngân hàng đang tìm mọi cách tự cứu mình trước khi quá muộn. NHNN hành xử thế nào khi các NHTM "vượt rào" để thoát nạn? 
 

 
NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên (cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa) là lãi suất huy động cộng tối đa 3%/năm. Bên cạnh đó, các NHTM lớn cũng đạt được thỏa thuận: đối với các lĩnh vực khác, mức cộng tối đa không quá 6%/năm (tức khoảng 18%/năm). Lãi suất cho vay đã giảm nhưng tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm tiếp tục ở mức âm gần 2%, trở thành mối lo ngại không chỉ cho hệ thống ngân hàng mà cả nền kinh tế. Như vậy, mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 6% trong năm nay là rất khó đạt được.

Nợ: Ðảo hay không cũng mặc!?

Khách hàng của ngân hàng đang chia thành hai nhóm chính: Nhóm có nhu cầu vay nhưng còn nợ cũ chưa trả nên không được vay; Nhóm không có nhu cầu vay do lãi suất vẫn quá cao, hoặc do hàng tồn kho còn nhiều. Đối với nhóm thứ nhất, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT NHTMCP BIDV cho rằng, nếu khách hàng thu xếp được tiền trả nợ cũ, ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay với lãi suất hiện tại và định kỳ hạn trả nợ phù hợp hơn. "Cũng không nên truy cứu tiền trả nợ đó từ đâu ra…", ông Hà nói. Vay chỗ này để trả chỗ kia, vậy có phải đảo nợ không?

Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho rằng, chưa có một khái niệm chính thức về đảo nợ. Đảo nợ được hiểu thông thường là vay NHTM này để trả ngân hàng khác. Vốn vay không đi vào sản xuất, kinh doanh thực thụ thì mới là vấn đề. "Nếu thanh tra, kiểm tra ra chúng tôi sẽ có thái độ đối với NHTM đó. Còn nếu cho vay để sản xuất kinh doanh thì không thể gọi là đảo nợ được…", ông Châu nói. Như vậy, có thể hiểu NHNN muốn đích đến của đồng vốn là vào sản xuất kinh doanh, cho dù đường đi của nó có hơi "lắt léo"! Một vấn đề khác, để khuyến khích khách hàng vay vốn, nhiều NHTM đã chấp nhận kéo dài thời hạn cho vay hơn trước. Ví dụ, cho vay ngắn hạn trước đây là dưới 6 tháng, thì nay được kéo dài thành dưới 12 tháng. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho người vay, nhưng khiến rủi ro của ngân hàng tăng. Lãnh đạo một NHTM lớn đã đề nghị: Thay vì quy định khi NHNN xét cấp tín dụng, cho mở chi nhánh…, nợ xấu của tổ chức tín dụng phải dưới 3%, thì nay cần nới tỷ lệ này lên 5% và cho thời hạn 3 - 5 năm để NHTM cơ cấu, xử lý nợ xấu.
Ngân hàng Habubank

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Tái cấu trúc ngân hàng cần minh bạch thông tin

Hiện tại, tổng tài sản của khu vực ngân hàng đã hơn 2 lần GDP, vì thế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay cần nhiều nguồn lực và khác so với kinh nghiệm trước đây. 
 
Ông Mameer Coyal, điều phối viên khu vực tài chính và tư nhân của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói: “Tính minh bạch và công bố thông tin là rất quan trọng khi tái cấu trúc, nhưng hiện nay lại rất hạn chế”.
Nhận định của chuyên gia này đưa ra tại hội thảo “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng – kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” do Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức sáng nay (21-12) tại Hà Nội.
Nhận định của chuyên gia này đưa ra tại hội thảo “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng – kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” do Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức sáng nay (21-12) tại Hà Nội.
Ông Coyal cho rằng, sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh, hiện nay chất lượng danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại đang gặp rủi ro.
“Vấn đề là Ngân hàng Nhà nước cần công cụ và năng lực thẩm tra nhằm tìm hiểu rõ tính nghiêm trọng của vấn đề”, ông nhận xét.
Hiện tại, tổng tài sản của khu vực ngân hàng đã hơn 2 lần GDP, vì thế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay cần nhiều nguồn lực và khác so với kinh nghiệm trước đây của Việt Nam, ông nói.
Chuyên gia này cho rằng, khung pháp lý điều tiết hoạt động ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế.
“Việt Nam cần xem lại việc cho phá sản ngân hàng và liên hệ tái cơ cấu ngân hàng với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”, ông Coyal nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn khẳng định một lần nữa, Việt Nam sẽ không để một ngân hàng thương mại nào phá sản khi tiến hành tái cơ cấu kinh tế.
Theo Phó chủ tịch Uỷ ban Hà Huy Tuấn, vốn chủ sở hữu của các tổ chức tính dụng hiện nay đạt 378.630 tỉ đồng, tăng 36 lần so với năm 2000.
Ông cho biết, nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 3,11%, chiếm tới 19,6% vốn chủ sở hữu của toàn ngành. Nợ nhóm 4 (nợ khó đòi) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm gần 10,4% vốn chủ sở hữu của toàn ngành.
Ông Tuấn cho rằng, đang xuất hiện dấu hiệu ngày càng rõ rủi ro liên quan và rủi ro chéo giữa các thị trường bất động sản, chứng khoán, làm rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại.
Một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, các tổ chức tín dụng báo cáo đến cuối tháng 10 vừa qua, nợ xấu của toàn hệ thống là 85.300 tỉ đồng, chiếm 3,39% tổng dư nợ cho nền kinh tế. Như vậy, con số này đã tăng 35.500 tỉ đồng so với cuối năm 2010.
Về các giải pháp cho thời gian tới, ông Tuấn cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thành xử lý dứt điểm nợ xấu, làm sạch bảng cân đối tài sản và phục hồi tình hình thanh khoản mang tính lâu dài.
Ông cũng kiến nghị rằng, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các chính sách nhằm tăng cường tính minh bạch của các tổ chức tính dụng.
ngân hàng habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Là Một Doanh Nghiệp Tiềm Năng

Ngân Hàng Habubank


Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.
ngân hàng habubank

  Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.
  Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...
ngan hang habubank
 

Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Vậy công tác quản trị rủi ro (QTRR) đóng vai trò như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, thưa bà?
Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Habubank nói riêng đang trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh khốc liệt, cùng với sự hiện diện ngày càng nhiều của các định chế tài chính quốc tế lớn với công nghệ và năng lực quản trị tiên tiến, hiện đại. Để có thể tồn tại và cạnh tranh được ngay trên thị trường nội địa, các NHTM trong nước đã không ngừng gia tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cải tiến công nghệ kỹ thuật. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị điều hành, trong đó năng lực quản trị rủi ro được xem là một yếu tố quan trọng trong những năm gần đây.
QTRR ở đây là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Từ đó có sự chuẩn bị sẵn sàng các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Sự tăng trưởng mạnh về quy mô của các ngân hàng trong những năm qua dễ phát sinh rủi ro tiềm ẩn nếu việc phát triển về quy mô vốn và mạng lưới không đi liền với sự tăng trưởng về công nghệ và quản trị điều hành. Cùng với những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ và quy định khắt khe của cơ quan quản lý về các tỷ lệ đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả đối với hệ thống các ngân hàng, công tác QTRR đóng vai trò then chốt nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định và hiệu quả cho mỗi ngân hàng.