Nợ cũ khó thu hồi, vốn mới không giải ngân được, các ngân hàng đang tìm mọi cách tự cứu mình trước khi quá muộn. NHNN hành xử thế nào khi các NHTM "vượt rào" để thoát nạn?
Nợ: Ðảo hay không cũng mặc!?
Khách hàng của ngân hàng đang chia thành hai nhóm chính: Nhóm có nhu cầu vay nhưng còn nợ cũ chưa trả nên không được vay; Nhóm không có nhu cầu vay do lãi suất vẫn quá cao, hoặc do hàng tồn kho còn nhiều. Đối với nhóm thứ nhất, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT NHTMCP BIDV cho rằng, nếu khách hàng thu xếp được tiền trả nợ cũ, ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay với lãi suất hiện tại và định kỳ hạn trả nợ phù hợp hơn. "Cũng không nên truy cứu tiền trả nợ đó từ đâu ra…", ông Hà nói. Vay chỗ này để trả chỗ kia, vậy có phải đảo nợ không?
Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho rằng, chưa có một khái niệm chính thức về đảo nợ. Đảo nợ được hiểu thông thường là vay NHTM này để trả ngân hàng khác. Vốn vay không đi vào sản xuất, kinh doanh thực thụ thì mới là vấn đề. "Nếu thanh tra, kiểm tra ra chúng tôi sẽ có thái độ đối với NHTM đó. Còn nếu cho vay để sản xuất kinh doanh thì không thể gọi là đảo nợ được…", ông Châu nói. Như vậy, có thể hiểu NHNN muốn đích đến của đồng vốn là vào sản xuất kinh doanh, cho dù đường đi của nó có hơi "lắt léo"! Một vấn đề khác, để khuyến khích khách hàng vay vốn, nhiều NHTM đã chấp nhận kéo dài thời hạn cho vay hơn trước. Ví dụ, cho vay ngắn hạn trước đây là dưới 6 tháng, thì nay được kéo dài thành dưới 12 tháng. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho người vay, nhưng khiến rủi ro của ngân hàng tăng. Lãnh đạo một NHTM lớn đã đề nghị: Thay vì quy định khi NHNN xét cấp tín dụng, cho mở chi nhánh…, nợ xấu của tổ chức tín dụng phải dưới 3%, thì nay cần nới tỷ lệ này lên 5% và cho thời hạn 3 - 5 năm để NHTM cơ cấu, xử lý nợ xấu.
Ngân hàng Habubank
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét