Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Ngân hàng Habubank - TienPhong Bank được tăng trưởng tín dụng tối đa 27%

Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.

  Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế... 
Trên cơ sở đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm 2012 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhong Bank), Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 4879/NHNN-CSTT ngày 6/8/2012 chấp thuận đề nghị điều chỉnh tốc độ tăng tín dụng của TienPhong Bank.
Theo đó, dư nợ tín dụng (bao gồm cả số dư trái phiếu doanh nghiệp) đến hết ngày 31/12/2012 của TienPhong Bank sẽ được tăng tối đa 27% so với thời điểm cuối năm 2011.
Quý I/2012, tăng trưởng tín dụng của TienPhong Bank tăng chậm do ngân hàng tập trung nỗ lực tái cơ cấu. Tuy nhiên Quý II/2012, dư nợ cho vay của TienPhong Bank đã tăng 6,8% so với quý trước. Sáu tháng cuối năm, TienPhong Bank sẽ đẩy mạnh hoạt động cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn dễ dàng nhất.

Hiện TienPhong Bank đang triển khai gói tín dụng mang tên “90 ngày vàng dành cho khách hàng doanh nghiệp” với mức lãi suất ưu đãi dao động từ 12,5% - 14%. Tổng giá trị gói tín dụng là 3000 tỷ đồng. Các điều kiện cho vay được mở rộng và quy định rõ ràng.
Từ 15/8/2012 TienPhong Bank sẽ dành thêm 1000 tỷ đồng cấp tín dụng cho khách hàng khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong chương trình mang tên “Hỗ trợ tín dụng trọn gói cho cá nhân, hộ gia đình sản xuất lúa”. Khách hàng được tài trợ chi phí lưu động để sản xuất lúa (mua phân bón, thuốc trừ sâu, thuê nhân công,...), chi phí sinh hoạt trong thời gian sản xuất lúa, chi phí mua đất nông nghiệp và đầu tư máy móc, thiết bị. Chi nhánh An Giang và Cần Thơ của TienPhong Bank sẽ là đầu mối giải ngân gói tín dụng này.
TienPhong Bank cũng đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân, khách hàng vay tín chấp thấu chi được giảm tối đa 2% lãi suất so với mức thông thường.
  

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Bảo hiểm Bảo Việt và Maritimebank mở rộng hợp tác

Kể từ ngày 01/8/2012, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt) cùng Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) tiếp tục mở rộng hợp tác qua việc phát triển sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân dành cho khách hàng sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng thế chấp bất động sản tại Ngân hàng. 


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>


Đối tượng của Sản phẩm là các khách hàng sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng tại Maritimebank và thế chấp nhà ở của chính họ. Trong thời gian vay vốn tại Maritime Bank, ngôi nhà của khách hàng sẽ được bảo vệ an toàn trước các rủi ro cơ bản không lường trước được như cháy, nổ, vỡ hoặc tràn nước, giông bão, lũ lụt, trộm cắp.
Sản phẩm có kết cấu đơn giản, dễ hiểu, phí bảo hiểm ưu đãi dành cho Khách hàng tham gia bảo hiểm dài hạn; số tiền bảo hiểm được chi trả tối đa đến giá trị xây dựng của căn nhà tại thời điểm xảy ra tổn thất, kèm theo thủ tục khiếu nại bồi thường tiện giản, thời gian giải quyết nhanh chóng thuận tiện.
Dòng sản phẩm Bancassurance được MaritimeBank chú trọng và định hướng phát triển mạnh trong những năm tới. Với việc gắn kết sản phẩm bảo hiểm cho tài sản bảo đảm của khách hàng tham gia vay vốn, Maritime Bank mong muốn khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ 
Phát triển các sản phẩm bảo hiểm Bancassurance được xem là một hướng đi đúng đắn, sáng suốt nhằm gia tăng lợi nhuận cho cả ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm và đặc biệt là đảm bảo quyền lợi của Khách hàng. Được biết, từ tháng 2/2012, Maritime Bank đã hợp tác với Bảo hiểm Bảo Việt để phân phối sản phẩm Bảo hiểm sức khỏe M-PlusCare, bước đầu gây được tiếng vang trên thị trường sản phẩm Bancassurance tại Việt Nam.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Đề xuất chỉ đánh thuế cá nhân có thu nhập trên 9 triệu đồng

 
Phương án mới nhất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân được Bộ Tài chính trình Chính phủ là nâng khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu đồng, cao gấp rưỡi so với mức 6 triệu dự kiến trước đó.

Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Tài chính – Vũ Thị Mai xác nhận tại phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 31/7.

Đề xuất điều chỉnh lớn so với dự kiến trước đó được đưa ra trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân giảm sút, sức tiêu dùng suy kiệt.

Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi dự kiến sẽ được áp dụng từ tháng 7/2013, sớm hơn nửa năm so với dự kiến. Ngoài ra, luật mới cũng trao quyền chủ động hơn cho Chính phủ trong việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Cùng với mức khởi điểm chịu thuế mới, cơ quan soạn thảo cũng dự kiến nâng mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng hiện tại lên 3,6 triệu đồng. Trước đó, theo phương án sửa đổi công bố hồi tháng 3, Bộ Tài chính dự kiến nâng các mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ cho người phụ thuộc hiện từ mức đang áp dụng là 4 triệu và 1,6 triệu hiện tại lên 6 triệu và 2,4 triệu đồng.

Theo quy định hiện hành, cá nhân có thu nhập trên 5 triệu đồng một tháng mới phải nộp thuế. Cá nhân đó trước khi đóng thuế cũng được giảm trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc 1,6 triệu đồng.

Một điểm mới của dự thảo luật lần này là quy định mở, theo đó, khi giá cả thị trường biến động trên 20% thì Chính phủ có thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, dự thảo luật nêu trên, sau khi được Chính phủ phê duyệt, sẽ được trình để Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm nay. Như vậy, nếu thuận lợi, luật mới sẽ có hiệu lực kể từ 1/7/2013, sớm nửa năm so với dự kiến ban đầu.

Theo Bộ Tài chính, căn cứ để đưa ra mức điều chỉnh giảm trừ gia cảnh nêu trên bao gồm: tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thời gian qua cũng như giai đoạn tới, đề án cải cách tiền lương cũng như thống kê mức sống, thu nhập dân cư. Ngoài ra, việc điều chỉnh cũng dựa trên tiếp thu ý kiến của của dư luận.

Theo tính toán của Bộ, nếu áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới 70% (khoảng 2,6 triệu) trên tổng số 3,8 triệu người đang nộp thuế thu nhập cá nhân (tính đến hết 2011) sẽ được miễn thuế. Tương ứng, 70% những người đang nộp thuế ở bậc cao sẽ được chuyển xuống nộp ở bậc dưới liền kề. Việc áp dụng này cũng sẽ làm giảm thu ngân sách của năm 2013 khoảng 5.200 tỷ đồng và 2014 khoảng 13.350 so với chính sách hiện hành.

Luật Thuế thu nhập cá nhân bắt đầu có hiệu lực từ năm 2009. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó đến nay, do giá cả leo thang trong những năm 2010 – 2011, các mức giảm trừ gia cảnh được coi là không còn phù hợp với thực tế. Chủ trương sửa đổi luật, do đó đã được bàn tới suốt 2 năm qua.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Bao giờ lãi suất hạ tiếp?

Hồi đầu tháng, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố lãi suất cho vay sẽ ổn định trong vòng 1 năm nhưng đến nay lại hé lộ những khả năng có thể giảm lãi suất tiếp. 






Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>



Điều này đang trở nên khả thi khi lạm phát giảm mạnh. Vấn đề DN trông đợi là giảm bao nhiêu và khi nào giảm tiếp.







Giảm thêm 1%?
Trong buổi gặp gỡ DN gần đây ở TP. Hồ Chí Minh, đại diện Ngân hàng Nhà nước dự tính, nếu lạm phát năm nay được khống chế ở 7% thì lãi suất huy động sẽ giảm về 8%/năm, tạo thêm cơ sở để giảm tiếp lãi suất cho vay.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dự tính lãi suất có thể tiếp tục giảm đến cuối năm nay, theo diễn biến của lạm phát. Thống đốc tính toán, nếu lạm phát cả năm nay được khống chế ở khoảng 7% thì lãi suất huy động VND có thể giảm tiếp, xuống còn 8%/năm. Và nếu nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát vẫn được khống chế thì giữa năm 2013 lãi suất huy động có thể chỉ còn 7%/năm, khi đó lãi suất cho vay sẽ ở khoảng 10%/năm.

Thực tế, qua 7 tháng đầu năm nay, lạm phát mới chỉ tăng 2,22%. 5 tháng còn lại, nhiều khả năng lạm phát cả năm sẽ được khống chế ở 7% và lãi suất có thể giảm thêm. Vì thế, Thống đốc cũng dự báo thể giảm thêm một lần nữa trong năm nay.
Thực ra, dù lãi suất đã dồn dập giảm từ 14% xuống mức 9% như hiện nay nhưng trước diễn biến mới của lạm phát và khó khăn từ kinh tế vĩ mô, đã có nhiều nhận định cho rằng lãi suất sẽ giảm và điều đó sẽ đến sớm ngay trong quý 3 này.

Cụ thể, sau khi có chỉ số CPI tháng 7, JPMorgan Chase dự báo, lãi suất sẽ còn giảm thêm ít nhất 200 điểm phần trăm trong 6 tháng cuối năm. Theo JPMorgan, lạm phát giảm có thể sẽ dẫn tới việc Ngân hàng Nhà nước nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, theo đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Cùng xu hướng nhận định, Standard Chartered cũng cho rằng, lãi suất sẽ giảm thêm lần nữa trong năm nay. Lạm phát đã hạ nhanh hơn dự đoán ban đầu, và có thể sẽ hạ xuống mức trung bình 8,8%/tháng trong năm 2012 từ mức 18,7% trong năm 2011. Lãi suất tái đầu tư cũng được dự đoán hạ xuống 9% cho đến cuối năm 2012 từ mức 11% hiện nay. Từ đó, Ngân hàng Nhà nước có cơ sở cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế. Điều này có thể thực hiện ngay trong quý 3 này.



Trong khi đó, hồi đầu tháng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất cho vay 15% sẽ ổn định trong vòng một năm. Điều đó khiến nhiều người nhận định, việc giảm lãi suất sẽ không còn diễn ra hay chí ít không tiếp diễn với xu hướng mạnh mẽ như thời gian qua. Tuy nhiên, khi có CPI tháng 7 với chỉ số âm tháng thứ 2 liên tiếp đã khiến cho nhiều dự đoán phải đổi hướng khi nguy cơ giảm phát đã lộ rõ. Và việc giảm lãi suất sẽ có cơ sở diễn ra và diễn ra sớm hơn dự kiến.

Trao đổi về xu hướng giảm lãi suất thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia ngân hàng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo, năm nay lạm phát sẽ ở mức 7-8%, với cách tính thực tế thì lãi suất huy động từ nay đến cuối năm sẽ chỉ giảm thêm 1% ở mức 8%/năm.
Ông Nghĩa tính toán, lãi suất USD 2%, lạm phát 6 tháng còn lại có thể dao động 4%, thêm các chi phí rủi ro và niềm tin vào USD khoảng 2%, trong khi lãi suất tiền gửi VND 9%. Dư địa chỉ còn lại 1%, nếu lãi suất huy động VND xuống thấp quá, người dân sẽ đổ xô đi mua USD, tạo nên bất ổn tỉ giá. Đối với lãi suất cho vay, thông thường dư địa chênh lệch khoảng 3%, nếu có giảm thì từ nay đến cuối năm quanh mốc 12%/năm

Vướng nợ xấu, lo lạm phát
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, lạm phát hiện đã thấp xa so với chỉ tiêu đặt ra, dự báo cả năm chỉ từ 4,6% đến 6%. Ông Nghĩa cho biết, thời gian dài vừa qua, lãi suất nội tệ cao hơn nhiều so với lãi suất ngoại tệ. Lãi suất ngoại tệ duy trì kéo dài ở mức 2%/năm, trong khi lãi suất nội tệ rất cao, một thời gian dài ở mức 2 con số. Sự chênh lệch rất lớn này khiến DN, dân cư và ngân hàng thương mại ồ ạt bán ngoại tệ chuyển sang nội tệ. Nhiều ngân hàng thương mại đang duy trì trạng thái ngoại tệ âm.
Khi lãi suất huy động hạ xuống 9%/năm, lãi suất ngoại tệ vẫn là 2%. Nếu lạm phát cả năm 5% thì dư địa giảm lãi suất là 3%. Nếu tính lạm phát ở mức 6% thì dư địa giảm lãi suất là 2%. Tuy nhiên, dư địa này khá mong manh, vì vậy phải thận trọng. Nếu giảm lãi suất xuống 8%/năm, rất có thể người dân và các ngân hàng sẽ chuyển sang trạng thái ngược lại là chối bỏ nội tệ, như vậy tỷ giá sẽ thay đổi.

Diễn biến mới trên thị trường hiện nay là sự chuyển dịch từ ngoại tệ sang nội tệ đã dừng lại, do đó, phải rất thận trọng trong điều hành giảm lãi suất những tháng cuối năm.

Trong khi đó, ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thì tốc độ nợ xấu vẫn tăng nhanh. Nền kinh tế có thể còn rơi vào giảm phát nếu tình trạng trì trệ và "cục máu đông" nợ xấu chưa được giải quyết. Để khơi thông dòng vốn, theo ông Thành nên rốt ráo xử lý nợ xấu và giải quyết vấn đề niềm tin của thị trường vì nó đang gặp vấn đề.
Còn TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang gặp phải "căn bệnh" khó trị đó là suy kiệt tín dụng. Người có tiền không dám cho vay, hoặc không cho vay được, còn người cần tiền thì không vay được, cả 2 đứng nhìn qua hàng rào sắt, không thể vượt qua.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Eximbank cho vay lãi suất 10% tham chiếu tỷ giá

 
Từ ngày 28/7, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tiếp tục triển khai chương trình cho vay VND tham chiếu theo biến động của tỷ giá USD/VND với những điều chỉnh mới.
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Thông báo của Eximbank cho biết, chương trình này được triển khai song song với việc hạ lãi suất các hợp đồng cũ về tối đa 15%/năm, nhằm đồng hành và chia sẻ với doanh nghiệp vượt qua tình hình khó khăn hiện nay.
 
Chương trình này bước đầu có giá trị 5.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay 10%/năm có bảo hiểm tỷ giá, được giải thích là “nhằm giúp các khách hàng yên tâm hơn nữa khi sử dụng sản phẩm”.
 
Ngoài lãi suất 10%/năm nói trên, đối với chương trình này, nếu tỷ giá USD/VND tăng khi đáo hạn, khách hàng chỉ phải trả theo tỷ giá thực tế tối đa không vượt quá 1% so với tỷ giá thời điểm giải ngân, phần vượt trên 1% Eximbank sẽ chịu rủi ro thay cho khách hàng. Thời điểm giải ngân là từ 28/7/2012 và thời hạn trả nợ vay tối đa đến hết 31/12/2012.
 
Trước đó, từ giữa tháng 6/2012, ngân hàng này cũng đã triển khai sản phẩm tương tự với lãi suất cho vay là 7%/năm, mức bảo hiểm cho biết động tỷ giá là 3% (nếu tỷ giá khi đáo hạn tăng từ 3% trở xuống so với tỷ giá lúc giải ngân thì khách hàng chịu, nếu tăng trên 3% thì Eximbank chịu thay phần vượt trên 3%).
 
Tính đến hết ngày 27/7, sau hơn một tháng triển khai, gói 7%/năm nói trên đã giải ngân tổng 5.664 tỷ đồng cho hơn 600 khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.
 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Giảm lãi suất: Linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng

Ông Phạm Quang Thắng - Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp của Techcombank khẳng định: Thời gian xem xét hồ sơ có thể sẽ kéo dài, nhưng thời điểm DN được giảm lãi suất vẫn là 15/7.


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 
Việc giảm lãi suất được Techcombank tiến hành như thế nào, thưa ông? 
Ngay khi NHNN yêu cầu các NHTM giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các khoản cho vay cũ, Techcombank đã chủ động gửi thông báo cho tất cả khách hàng là DN đang vay vốn đến làm việc.


Chúng tôi chia thành hai đợt. Đợt I, Techcombank sẽ xem xét, tiến hành giảm lãi suất cho các DN đang hoạt động kinh doanh bình thường, chưa có nợ quá hạn hoặc đã có nợ quá hạn, nhưng đã được điều chỉnh, cơ cấu lại nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Đợt II chúng tôi tập trung vào các DN đã có nợ quá hạn, nằm trong trạng thái rất khó khăn. Techcombank sẽ cùng DN xem xét nguyên nhân nợ quá hạn để có thể cơ cấu lại nợ. Đây là điều quan trọng hơn việc giảm lãi suất. Từ đó ngân hàng sẽ cùng DN sắp xếp lại các dòng tiền, định lại kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với thực tế hoạt động của DN.


Hiện tại đại bộ phận khách hàng là DN đang hoạt động bình thường. Nhưng vì chúng tôi đang phục vụ gần 70 ngàn DN, trong đó có khoảng 30 ngàn DN đang có dư nợ, khối lượng hồ sơ cần xem xét là rất lớn. Sẽ là quá tải cho ngân hàng nếu không có sự ưu tiên thứ tự. Sẽ có DN được xem xét hồ sơ sau, nhưng Techcombank cam kết: dù thời gian hoàn thành thủ tục kéo dài đến 23 hay 25/7, thì thời điểm DN được áp dụng giảm lãi suất về 15%/năm vẫn sẽ là 15/7.
 
Techcombank đang thực hiện việc giảm lãi suất các khoản vay cũ 
xuống 15%
Techcombank đang thực hiện việc giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống 15%
Cụ thể, DN cần làm thủ tục, giấy tờ gì để được giảm lãi suất? 
Trong quá trình thực hiện các khoản cho vay, DN đã có tài sản thế chấp nên DN chỉ phải cung cấp các thông tin tài chính hiện có. Ví dụ, đối với DN đang hoạt động bình thường thì cần có báo cáo kê khai thuế, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm…


Thưa ông, đối với những khoản cho vay mới, Techcombank áp dụng mức lãi suất nào? 


Từ tháng 4/2012, trước khi có chỉ đạo của Thống đốc, Techcombank đã có gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi. Nếu DN đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng, không cần phải thuộc đối tượng ưu tiên thì lãi suất cho vay cũng chỉ 13%-15%/năm. Hiện tại Techcombank tiếp tục có gói cho vay với lãi suất chỉ 12%/năm -13%/năm, tùy thuộc từng chương trình, ví dụ cho vay xuất khẩu; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ…Chúng tôi sẽ có thông tin công khai, cụ thể đến khách hàng. Tới đây, tùy tình hình thực tế, khi sắp xếp được nguồn vốn, chúng tôi sẽ tiếp tục có những chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ dài hơi hơn cho DN. 


Nhiều DN muốn kỳ hạn cho vay dài hơn, điều kiện về tài sản thế chấp thông thoáng hơn. Ý kiến của ông về việc này?


Theo quy định của NHNN, cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có kỳ hạn dưới 12 tháng. Tùy điều kiện thực tế của DN, ngân hàng sẽ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phù hợp, nhưng cũng phải tuân thủ quy định chung nhất. Chương trình cơ cấu lại các kỳ hạn trả nợ cho khách hàng đã được Techcombank triển khai được 2 tháng. Trường hợp những DN có hoạt động kinh doanh đặc thù, ngân hàng sẽ xem xét, bàn bạc, điều chỉnh cho phù hợp với dòng tiền của DN. Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp chi nhánh để được giải quyết. Hiện Techcombank cũng đang cho vay các công trình xây dựng với thời hạn cho vay dài hơn, nhưng có những quy định về nội dung thanh toán.


 Về tài sản thế chấp, Ngân hàng có quy định về tỷ lệ giá trị tài sản thế chấp/tổng dư nợ rất cụ thể. Tùy từng loại hình kinh doanh của DN tỷ lệ này có thể thấp hơn mức thông thường. Ví dụ, đối với những DN có tài sản thế chấp hữu hình, nguồn thu tốt  thì tỷ lệ tài sản thế chấp/ vốn vay có thể thấp hơn. Nhìn chung tỷ lệ này có tốt hay không phụ thuộc vào khả năng dòng tiền của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư có năng lực tài chính và DN có khả năng thực hiện hợp đồng cao, thì tỷ lệ đó sẽ được cân nhắc giảm. Điều quan trọng là việc trao đổi thông tin giữa DN và ngân hàng phải cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng.  Tỷ lệ này càng thấp hơn nữa khi trong các hợp đồng trước đây DN đã thực hiện đúng cam kết với ngân hàng.